0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Tin Tài Chính Quy đinh mới 2024 về báo cáo tài chính

Quy đinh mới 2024 về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, hữu ích cho nhà đầu tư và các bên liên quan trong quá trình ra quyết định đầu tư. Báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong việc cung cấp các con số đo lường, so sánh và có tính chính xác.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể, được trình bày theo quy chuẩn kế toán. Thông qua báo cáo tài chính, doanh nghiệp cung cấp thông tin về tài sản, dòng tiền, vốn, nợ, thu chi,... Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật Việt Nam và tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê khi lập và nộp báo cáo tài chính.

Mục đích của báo các tài chính

Theo Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC, mục tiêu của báo cáo tài chính bao gồm:

  • Cung cấp thông tin tình hình tài chính, kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cũng như nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cũng đồng thời phải cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, lãi - lỗ, phân chia kết quả kinh doanh,...

Cung cấp các thông tin liên quan khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” với mục đích giải trình thêm về chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp, các chính sách kế toán đã áp dụng nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Thời hạn nộp báo các tài chính theo quy định

Căn cứ theo Điều 29 khoản 3 của Luật kế toán 2015, quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính với mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau:

Doanh nghiệp Nhà nước

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Chậm nhất là 20 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với các công ty mẹ, doanh nghiệp Nhà nước có thời hạn nộp chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước cần nộp Báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Chậm nhất là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước có thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày, các đơn vị kế toán trực thuộc cần nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

Đối với các doanh nghiệp khác

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh nộp chậm nhất là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn đã quy định.

Quy trình lập báo cáo tài chính

Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán

Sắp xếp các chứng từ kế toán là bước đầu tiên trong quy trình lập một báo cáo tài chính. Với công việc này, cần thực hiện tỉ mỉ và đảm bảo đúng trình tự, tạo sự thuận tiện cho việc kê khai, kiểm tra báo cáo.

Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ lưỡng những chứng từ đã sắp xếp trước đó. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể là phiếu thu, phiếu xuất kho, phiếu nợ,...

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng hoặc quý

Việc phân loại các nghiệp vụ phát sinh cần được phân loại rõ ràng, đảm bảo việc kê khai báo cáo tài chính đúng chuẩn, bao gồm các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,...

Bước 4: Rà soát, tổng hợp nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản

Để có thể tổng hợp thông tin kê khai một cách đầy đủ và chính xác, việc rà soát và tổng hợp lại nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Các nhóm tài khoản có thể rà soát phải kể đến như nhóm hàng tồn kho, các khoản đầu tư, nhóm công nợ phải trả và phải thu, tài sản cố định, doanh thu, giá vốn,...

Nếu phát hiện ra sai sót, bộ phận kế toán phải tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân, đồng thời điều chỉnh ngay để tránh bỏ sót, đảm bảo tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.

Bước 5: Bút toán tổng hợp, kết chuyển doanh thu

Bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi nhằm đảm bảo không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Kế toán viên tiến hành thiết lập báo cáo tài chính theo quy định trên phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai.

Sau khi hoàn thiện 6 bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lưu ý phải in ấn và lưu hồ sơ.

Tổng kết

Trên đây là Quy đinh mới 2024 về báo cáo tài chính. Nếu cần hỗ trợ trong các hoạt động kế toán - thuế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Viện Kế Toán!
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419