Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh- MỚI NHẤT

Ở bài viết trước Viện Kế Toán đã chia sẻ đến quý khách hàng sơ lược về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty cùng/ khác tỉnh. Tuy nhiên, để quý khách hàng/ công ty, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các hồ sơ/ thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh. Cũng như là doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc cho chi nhánh đó.

>>> Thì trong bài viết dưới đây Viện Kế Toán sẽ chia sẻ chi tiết hơn về hai vấn đề này để công ty/ doanh nghiệp có thể nắm hoặc tự mình thực hiện các thủ tục thành lập chi nhánh khi cần.

 
 

1. Quy định hiện hành về việc thành lập chi nhánh công ty

Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2020 có quy định rõ ràng như sau: đối với chi nhánh phụ thuộc của công ty/ doanh nghiệp, được thành lập nhằm để thực hiện toàn bộ hay chỉ 1 phần chức năng của doanh nghiệp.

Công ty/ doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh công ty ở trong hoặc ngoài nước, cùng tỉnh hoặc là khác tỉnh với những quy định cơ bản sau đây:
- Địa chỉ chi nhánh của công ty có thể trùng với địa chỉ của trụ sở chính;
- Ngành nghề hoạt động của chi nhánh công ty phải được đăng ký đúng với ngành nghề kinh doanh của trụ sở chính;
- Công ty/ doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều chi nhánh tại cùng một địa phương theo khu vực hành chính;

>>> Trong bài viết này thì Viện Kế Toán chỉ sẽ tập trung hướng dẫn cho các doanh nghiệp về các thủ tục hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp đang muốn mở chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính thì có thể tham khảo bài viết về
hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh của chúng tôi.
 
 

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính

Với kinh nghiệm hơn 10 năm xử lý các hồ sơ thành lập chi nhánh cho nhiều doanh nghiệp, Viện Kế Toán nhận thấy rằng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà độ phức tạp của hồ sơ thủ tục mở chi nhánh sẽ khác nhau.
Chủ yếu thì vấn đề này sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là:
- Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc 100% vốn Việt Nam;
- Công ty/ doanh nghiệp mở chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên hoặc chi nhánh là công ty cổ phần;

2.1. Hồ sơ cần để thành lập chính nhánh công ty cùng tỉnh MỚI NHẤT

 





 

2.2. Hồ sơ/ thủ tục để thành lập chi nhánh công ty thì nộp ở đâu?

Hiện nay để có thể đăng ký mở chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính, thì công ty/ doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ theo 2 hình thức sau đây:
- Hình thức thứ nhất: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng ĐKKD nơi trụ sở chính đặt trụ sở;
- Hình thức thứ 2, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ online tại Web: dangkyquamang.dkkd.gov.vn;

2.3. Bao lâu thì hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh sẽ được xử lý xong

Thường thì sẽ mất từ 5 – 7 ngày làm việc từ lúc nộp hồ sơ lên Phòng ĐKKD, nếu hồ sơ hợp lệ thì chi nhánh sẽ được cấp GPKD. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng ĐKKD sẽ gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh cũng như nộp lại hồ sơ.

>>> Tìm hiểu thêm về gói dịch vụ
thành lập chi nhánh công ty tại Viện Kế Toán

3. Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính thường sẽ được hạch toán như thế nào?

Hiện nay có 2 hình thức hạch toán cho chi nhánh đó là: hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán doanh nghiệp- Viện Kế Toán khuyên các công ty/ doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn hình thức hạch toán phù hợp với hoạt động của công ty.

Bởi vì việc lựa chọn hình thức hạch toán sẽ quyết định đến nhiều công việc thực hiện sau đó của chinh nhánh, cụ thể như sau:

 
 

4. Một vài LƯU Ý khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính doanh nghiệp cần biết?

- Lưu ý thứ nhất về tên chi nhánh

+ Tên chi nhánh sẽ được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, chữ số và các ký hiệu;
+ Quy cách đặt tên cho chi nhánh sẽ là: Tên doanh nghiệp + cụm từ “Chi nhánh”;
+ Bên cạnh việc đặt tên bằng Tiếng Việt thì công ty/ doanh nghiệp có thể đặt bằng tên nước ngoài hoặc tên được viết tắt theo quy định;
+ Tên chi nhánh phải được treo hoặc có thể viết tại chi nhánh chính.

- Lưu về mặt pháp lý của chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính

+ Nếu chi nhánh thành lập là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, thì chi nhánh sẽ không có tư cách pháp nhân, không có vốn điều lệ. Cũng vì thế mà chi nhánh chỉ được phép thực hiện các hoạt động trong phạm vi được trụ sở chính uỷ quyền;
+ Trụ sở chính sẽ tự quyết định loại dấu, nội dung con dấu, số lượng, hình thức của chi nhánh.

 
 

5. Các vấn đề thường gặp khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính

Cho tôi hỏi chi nhánh có con dấu không?

Trả lời: Có, chi nhánh cũng cần có con dấu, tuy nhiên chi nhánh sẽ được trụ sở chính quyết định về hình thức, nội dung, số lượng,…

Cho tôi hỏi nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì có vốn điều lệ hay không?

Trả lời: Vì chi nhánh phụ thuộc khi sẽ không có tư cách pháp nhân và sẽ không có vốn điều lệ.

Vậy chi nhánh hạch toán độc lập thì có phải kê khai, lập báo cáo tài chính với công ty mẹ hay không?

Trả lời: Có, theo quy định đang hiện hành thì chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế tương tự như với trụ sở chính. Vì vậy, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phải tự kê khai, nộp thuế cũng như là làm báo cáo tài chính độc lập với trụ sở chính.

>>> Liên hệ ngay với Viện Kế Toán qua
Hotline: 0916.636.419 nếu quý công ty/ doanh nghiệp cần được tư vấn hỗ trợ thêm các vấn đề về việc thành lập chi nhánh công ty.