Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?. Theo dõi bài viết này của Viện kế toán nhé

1. Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn?

Công đoàn là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Mọi hoạt động của công đoàn phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở.

Đơn vị dưới 30 lao động có phải thành lập công đoàn? Chủ doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn nhưng vẫn có trách nhiệm vận động nhân viên thành lập và tham gia công đoàn. Công đoàn có chức năng đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong tổ chức.

2. Xử phạt vi phạm trong trường hợp không thành lập công đoàn

Việc thành lập công đoàn tuỳ thuộc vào người lao động, vì thế doanh nghiệp sẽ không bị phạt nếu không thành lập công đoàn cơ sở. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn phải tạo điều kiện thành lập công đoàn khi người lao động có mong muốn.

Theo đó, tại Điều 35, 36, 37 và 38 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, hành vi cản trở hoạt động công đoàn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt có thể lên đến 75.000.000 đồng tuỳ thuộc vào lỗi vi phạm và đối tượng vi phạm. Trường hợp chủ doanh nghiệp là tổ chức sẽ bị phạt gấp 02 lần.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

Chiếu theo quy định tại Điều 22 Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13 về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Công đoàn cụ thể như sau:
“1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.

2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.

6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.

7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.”

4. Quản lý tài chính công đoàn

Khi thành lập công đoàn, các hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp cần được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật.
Những quy định về việc quản lý tài chính công đoàn được nêu rõ cụ tại Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13. Cụ thể:
  • Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện.
  • Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
Như thế, tùy thuộc vào các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn, việc quản lý và mức thu, chi cho các hoạt động công đoàn sẽ do ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành. Đồng thời, các khoản thu, chi phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tiết kiệm và tuân theo các quy định của công đoàn cơ sở.
Theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về những đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn:
“1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”

Như vậy, nếu trong trường hợp công ty không thành lập công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn theo như quy định.

Kết,

Bài viết đã mô tả  sự khác nhau giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Viện kế toán.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán - tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Viện kế toán luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán - thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~