NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI

Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình, nhiều người đã quyết định mở doanh nghiệp cho chính mình. Tuy nhiên để có thể biến những điều đó trở thành hiện thực và hợp pháp. Mọi người phải thực hiện việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Để đơn giản hóa quy trình và cung cấp thêm thông tin cho bạn. Viện kế toán đã tổng hợp một số điều khoản cần lưu ý khi thành lập công ty mới ở bài viết dưới đây.

Xác định loại hình, ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ

Loại hình kinh doanh

Dựa theo Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 01 cá nhân làm chủ, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của công ty.

  • Công ty hợp danh: Do ít nhất 02 thành viên đồng sở hữu chung của doanh nghiệp. Họ cùng kinh doanh dưới cùng 01 cái tên và cùng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bên thành viên sở hữu sẽ được phép có thêm thành viên góp vốn. Người này chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã đóng góp. 

  • Công ty TNHH một thành viên: Do 01 cá nhân hay tổ chức làm chủ sở hữu. Họ chỉ có trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp. Đối với loại hình này có thể thuê hoặc mướn người đại diện pháp luật.

  • Công ty TNHH hai thành viên: Do ít nhất từ 02 đến 50 thành viên tham gia góp vốn. Những người này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn ở trong công ty. Các thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo đúng quy định Pháp luật.

  • Công ty cổ phần: Do ít nhất từ 03 cổ đông góp vốn và không giới hạn số lượng cổ đông tham gia. Những cổ đông này có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm với số nợ trong phạm vi số vốn có trong công ty.

Ngành nghề kinh doanh

 

Cũng xét theo Luật kinh doanh 2020. Doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kì ngành nghề nào pháp luật không cấm. Vì thế khi lựa chọn ngành nghề để thành lập công ty mới chỉ cần tra xem ngành nghề đó có thuộc nhóm bị cấm kinh doanh không. Chủ doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Sau khi được cấp phép kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung đã đăng ký. Thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ khi được cấp phép, doanh nghiệp phải đăng thông tin lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu không thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

Vốn điều lệ

 

Khi thành lập công ty mới, số vốn do các thành viên hay cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày được gọi là vốn điều lệ. Không có quy định nào của Pháp luật về chứng minh số vốn khi mở doanh nghiệp. Chỉ có một số trường hợp bắt buộc về vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định.

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quy định về thời hạn góp vốn. Mức tăng giảm vốn điều lệ cũng thay đổi theo từng loại hình kinh doanh.

Tùy theo vốn điều lệ ban đầu mà sẽ có mức thuế môn bài phải đóng mỗi năm khác nhau. Bên cạnh đó vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng là một yếu tố để đối tác xem xét. 

Cách đặt tên khi thành lập công ty mới

 

Theo quy định tại điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 thì tên công ty bao gồm 2 thành phần.

  • Loại hình doanh nghiệp: Có thể là Công ty TNHH hay Công ty cổ phần,..

  • Tên riêng: Là tên riêng của công ty viết theo bảng chữ cái tiếng Việt, bao gồm số và ký hiệu.

Lưu ý theo điều 38 và điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định các trường hợp cấm khi đặt tên cho công ty. Những tên bị trùng và tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác cũng bị cấm.

Lựa chọn địa chỉ cho doanh nghiệp

 

Địa chỉ công ty hay trụ sở chính của doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đó cũng là địa chỉ liên lạc với công ty, được xác định bằng địa giới hành chính. Các yếu tố số điện thoại, số fax hay email có thể có hoặc không.

Theo đó địa chỉ bao gồm 4 cấp:

  • Số nhà kèm theo tên đường

  • Tên của phường/ xã/ thị trấn

  • Tên của quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc của tỉnh

  • Tên của thành phố trung ương/ Tỉnh

Điều kiện về chủ thể đại diện pháp lý

Để có thể đăng ký làm người đại diện pháp lý cho công ty thì cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Người có Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.

  • Người hiện có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

  • Người đó không thuộc vào nhóm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay có nhiều hình thức thuê hay mướn người đại diện pháp lý hợp pháp cho công ty.

Đăng ký thuế và đóng thuế khi thành lập công ty mới

Theo đó, sau 10 ngày kể từ khi được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Có một số loại thuế cơ bản cần lưu ý khi thành lập công ty mới:

  • Thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp), đóng khi kết thúc 01 năm tài chính.

  • Thuế GTGT (giá trị gia tăng) đóng theo mỗi quý kinh doanh của công ty.

  • Thuế môn bài, tùy vào số vốn điều lệ của công ty. Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì phải đóng 2 triệu đồng/ năm. Nếu vốn trên 10 tỷ đồng thì đóng 3 triệu đồng/ năm. 

Bạn có thể tham khảo Dịch vụ khai thuế ban đầu của Viện Kế Toán.


Trên đây là những lưu ý khi thành lập công ty mới do Viện Kế Toán tổng hợp. Việc thành lập và hoạt động một doanh nghiệp mới sẽ phải trải qua nhiều bước. Việc nắm được một số điều khoản cần chú ý trên sẽ giúp bạn tránh những sai sót không đáng có, tạo những bước đệm tốt để phát triển doanh nghiệp của chính mình.