0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Chiến Lược Kinh Doanh Phân tích vòng quay vốn và quản lý dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh

Phân tích vòng quay vốn và quản lý dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh

Vòng quay vốn là một thuật ngữ quen thuộc những người làm trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Vòng quay vốn phản ánh vai trò của hoạt động quản lý dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh. Vậy làm sao để doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả và giúp vòng quay vốn luân chuyển ổn định?
 

Khái niệm vòng quay vốn và dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh 

Vòng quay vốn và dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh có mối liên hệ với nhau. Để hiểu rõ về mối liên hệ này, ta cần hiểu về định nghĩa của hai khái niệm này. 
 

Vòng quay vốn và quản lý dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh

 

Định nghĩa vòng quay vốn và dòng tiền 

Trước tiên ta cần hiểu “vốn lưu động” là gì. Vốn lưu động là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn lưu động còn thể hiện tình trạng tài chính trong thời gian ngắn của doanh nghiệp.

Vậy, vòng quay vốn là phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Vòng quay vốn còn thể hiện việc sử dụng vốn lưu động để tạo ra doanh thu và doanh số có hiệu quả hay không. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp chi một số tiền để đầu tư vốn lưu động trong hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp sẽ thu tiền thông qua hoạt động bán hàng và cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh. Trong một năm, nếu vòng quay vốn đạt được càng nhiều, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận càng lớn.

Dòng tiền là sự di chuyển tiền vào và tiền ra của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Sự di chuyển dòng tiền sẽ thể hiện rõ nét tình trạng vòng quay vốn của doanh nghiệp trong chu kỳ kinh doanh. Dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh sẽ được thể hiện cụ thể trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 


Ý nghĩa và tầm quan trọng của vòng quay vốn và dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh 

Vòng quay vốn cho biết doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu từ một số lượng tiền chi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu tỷ lệ vòng quay vốn cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khi vòng quay vốn thấp, có thể dòng tiền ra đang được chi quá nhiều để tạo ra doanh thu. 

Dòng tiền trong kinh doanh đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp được ổn định. Dòng tiền cũng phản ánh tương tự như vòng quay vốn. Nếu dòng tiền ròng < 0 hoặc trường hợp dòng tiền dự trữ không đủ để chi trả, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. 

Xem thêm: 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề về tài chính
 

Quản lý dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh 

Để tránh được rủi ro như không có vốn, thiếu vốn... doanh nghiệp cần quản lý dòng tiền hợp lý. 
 

Xác định và dự báo dòng tiền

Để xác định nguồn gốc và dự báo dòng tiền ra - vào, doanh nghiệp có thể đi vào phân tích dòng tiền theo 3 luồng hoạt động. 

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có thể dự đoán được dòng tiền dựa trên hiệu suất bán hàng, chính sách bán… Doanh nghiệp sẽ dự báo được dòng tiền này dựa vào tần suất mua hàng, các khoản nợ phải trả, khoản lương… 

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Cơ sở dự báo dòng tiền vào từ hoạt động thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn đầu tư hoặc nợ… Dòng tiền ra là do nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định, đầu tư vào các chi nhánh… 

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính: Cơ sở dự báo dòng tiền vào có thể từ việc vay thêm vốn, chứng khoán…. Với dòng tiền ra, doanh nghiệp có thể dựa trên cơ sở là trả nợ theo hợp đồng… 
 

Xác định và dự báo dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh

 

Xem thêm: Làm sao để có thể quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả nhất
 

Tối ưu hóa quỹ tiền mặt 

Tối ưu hóa quỹ tiền mặt là một bước quan trọng trong quy trình quản lý dòng tiền, Nếu dòng tiền thu từ hoạt động bán hàng chảy về ngay lập tức thì quỹ tiền mặt của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo. 

Doanh nghiệp có thể cải thiện những khoản phải thu thành tiền mặt. Chẳng hạn như: yêu cầu khách hàng thanh toán ngay thời điểm đặt hàng; theo dõi những khoản thu để kiểm soát những đơn hàng chậm thanh toán… 

 

Điều chỉnh và cải thiện quy trình kinh doanh

Nếu tỷ lệ thu/chi mất cân bằng, doanh nghiệp cần điều chỉnh và cải thiện quy trình kinh doanh. Nếu nguồn vốn đang thiếu hụt, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại các hoạt động kinh doanh, đầu tư… 

Nếu vốn dư, doanh nghiệp có thể xem xét bổ sung dịch vụ, hàng hóa để đem lại lợi nhuận. Điều này sẽ tăng khả năng xoay vòng vốn cho doanh nghiệp. 
 

Điều chỉnh và cải thiện dòng tiền trong quy trình kinh doanh

 

Tổng kết

Trên đây là nội dung về vòng quay vốn và cách quản lý dòng tiền trong chu kỳ kinh doanh. Hy vọng với những thông tin cụ thể trên, doanh nghiệp có thể đo lường và điều chỉnh được tình trạng vòng quay vốn của mình. Từ đó, đưa ra kế hoạch quản lý dòng tiền hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình hoạt động tài chính - kế toán, doanh nghiệp có thể liên hệ với Vienketoan.vn!
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419