5 quyền lợi khi tham gia BHXH, dịch vụ BHXH

5 quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc, dịch vụ BHXH

Khi người lao động đóng BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 quyền lợi như: ốm đau, chế độ tài sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp.

Chi tiết những điều kiện, trường hợp về mức được hưởng BHXH cho từng chế đô sẽ được Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ BHXH chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

 
 

1. 6 trường hợp người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc

Nếu người lao động thuộc các trường hợp sau thì phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Thứ 1, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc là hợp đồng thời vụ từ 3 tháng và dưới 12 tháng;
- Thứ 2, người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
- Thứ 3, các cán bộ/ công nhân viên chức nhà nước/ quân nhân/ sĩ quan;
- Thứ 4, người lao động làm việc ở nước ngoài và có hợp đồng lao động;
- Thứ 5, giám đốc/ người quản lý/ người điều hành công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương;
- Thứ 6, những người hoạt động không chuyên trách ở xã / phường/ thị trấn và có hưởng lương;


 
>>> Xem thêm chi tiết các đối tượng không phải tham gia BHXH bắt buộc.

2. Thời gian điều kiện cũng như mức hưởng BHXH cho chế độ ốm đau

2.1. Điều kiện để được hưởng BHXH đối với chế độ ốm đau

Nếu người lao động thuộc các trường hợp sau sẽ được hưởng các quyền loại khi bị ốm đau:
- Bị ốm đau hoặc là bị tai nạn mà không phải do tai nạn lao động hoặc điều trị trấn thương, bị tái bệnh do tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp nên phau nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- Đối với những trường hợp nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi bị ốm, và có xác nhận của nơi khám chữa bệnh;
- Lao động nữ đi làm trước khi mà hết thời gian nghỉ thai sản thuộc trường hợp 1 trong 2 trường hợp ở trên;

2.2. Nghỉ ốm trong bao lâu thì được hưởng BHXH

Thời gian để được hưởng chế đố ốm đau trong 1 năm của người lao động sẽ được tính theo số ngày làm việc bình thường không tính ngày nghỉ hằng tuần/ nghỉ lễ, Tết. Chi tiết như sau:

- Nhóm 1: Những NLĐ đang làm việc trong điều kiện bình thường

+ Thời gian nghỉ tối đa 30 ngày nếu đã đóng BHXH < 15 năm;
+ Thời gian nghỉ tối đa 40 ngày, nếu đã đóng BHXH từ 15 < 30 năm;
+ Thời gian nghỉ tối đa 60 ngày, nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên;



 
- Nhóm 2: Những NLĐ làm công việc độc hại/ nặng nhọc/ nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên
+ Thời gian nghỉ tối đa 40 ngày, nếu đã đóng BHXH < 15 năm;
+ Thời gian nghỉ tối đa 50 ngày, nếu đã đóng BHXH từ 15 < 30 năm;
+ Thời gian nghỉ tối đa 70 ngày, nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên;

- Nhóm 3: Những NLĐ nghỉ chăm con bị ốm

+ Thời gian nghỉ tối đa 20 ngày, nếu con < 3 tuổi;
+ Thời gian nghỉ tối đa 15 ngày, nếu con từ 3 < 7 tuổi;

2.3. Cách tính mức hưởng BHXH do ốm đau

Mức hưởng BHXH đối với chế độ ốm đau , thì cách tính mức hưởng như sau:
- Cách tính mức hưởng BHXH đối với nhóm 1, 2, và 3:

 


- Cách tính mức hưởng BHXH đối với nhóm 4:
 


>>> Xem thêm chi tiết về các hồ sơ chứng từ để được hưởng BHXH khi nghỉ ốm đau

3. Thời gian điều kiện cũng như mức hưởng BHXH cho chế độ nghỉ thai sản

3.1. Điều kiện để được hưởng BHXH đối với chế độ thai sản

Quy định về điều kiện cũng như là đối tượng được hưởng chế độ thai sản như sau:  

- Đối tượng được hưởng BHXH đối với chế độ thai sản:

+ TH1. Là lao động nữ đang mang thai;
+ TH2. Là lao động nữ sinh con;
+ TH3. Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ TH4. Là lao động nữ nhận nuôi trẻ dưới 6 tháng tuổi;
+ TH5. Là lao động nữ đặt vòng tránh thai, hoặc người đang thực hiện biện pháp triệt sản;
+ TH6. Là lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;

- Điều kiện để được hưởng BHXH chế độ thai sản:

+ Là NLĐ thuộc trường hợp 2,3, 4 với điều kiê đã đóng BHXH từ 6 tháng và dưới 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi;

+ Là NLĐ nữ sinh con đã đóng BHXH từ 12 tháng trở lên, nếu trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo yêu cầu của bác sĩ thì cần phải đóng BHXH từ 3 tháng đến dưới 12 tháng trước khi sinh;

+ Là NLĐ đủ điều kiện trên nhưng lại ghỉ việc trước thời điểm sinh hoặc là thời điểm nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ BHXH bình thường.

>>> Tóm lại, những NLĐ thoả những điều kiện trên sau khi sinh cần làm hồ sơ gửi lên BHXH để được hưởng chế độ
tiền thai sản theo quy định.

 
 

3.2. Thời gian để được hưởng BHXH đối với chế độ thai sản

- Đối với chế độ khám thai:

+ Được nghỉ để đi khám thai 5 lần mỗi lần là 1 ngày;
+ Trường hợp ở xa cơ thể khám chữa bệnh hoặc là có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày trên 1 lần khám;
+ Thời gian nghỉ sẽ tính theo ngày làm việc, không tính những ngày nghỉ hằng tuần/ nghỉ lễ/ tết.

- Đối với thời gian để được hưởng BHXH về chế độ thai sản khi sinh con

+ Đối với trường hợp sinh con từ 1-  6 tháng;
+ Đối với trường hợp sinh đôi, từ con thứ 2 trở lên => mỗi 1 người con mẹ sẽ được nghỉ thai sản thêm 1 tháng;

>>> Tổng thời gian nghỉ thai sản trước sinh không quán 2 tháng.

- Đối với thời gian nghỉ chế độ thai sản sau sinh

Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản nếu trong 30 ngày đầu đi làm mà sức khoẻ của NLĐ chưa phục hồi thì có thể được nghỉ dưỡng sức thêm từ 5-  10 ngày nữa.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh

Thời gian hưởng chế độ thai sản cho chồng có vợ sinh là trong 30 ngày kể từ ngày vợ sinh. Chi tiết như sau:
+ Được nghỉ 5 ngày làm việc;
+ Được nghỉ 7 ngày làm việc đối với trường hợp NLĐ nam có vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Được nghỉ 10 ngày đối với trường hợp vợ dinh đôi, nếu sinh 3 trở lên thì cứ mỗi con thì NLĐ nam sẽ được nghỉ thêm 3 ngày;
+ Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với những NLĐN có vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

- Thời gian hưởng BHXH đối với chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Nếu NLĐ nhận con nuối dưới 6 tháng thì được nghỉ làm theo chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng, lưu ý điều này chỉ áp dụng cho hoăc bố hoặc là mẹ.

- Thời gian hưởng BHXH đối với chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai

+ Được phép nghỉ tối đa 7 ngày đối với trường hợp đặt vòng tránh thai;
+ Được phép nghỉ tối đa 15 ngày đối với các biện pháp triệt sản;

- Thời gian hưởng BHXH đối với chế độ thai sản khi bị sẩy, nạo/ hút hoặc thai bị chết lưu hoặc phải phá do bệnh lý

+ Được nghỉ tối đa 10 ngày nếu thai < 5 tuần;
+ Được nghỉ tối đa 20 ngày nếu thai từ 5 < 13 tuần tuổi;
+ Được nghỉ tối đa 40 ngày nếu như thai từ 13 < 25 tuần;
+ Được nghỉ tối đa 50 ngày nếu thai từ 25 tuần trở lên;

- Thời gian hưởng BHXH đối với chế độ thai sản đối với người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai

+ Người mang thai hộ được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản như những trường hợp khác cho đến khi đứa trẻ được giao cho người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Còn nếu đến thời điểm giao đứa trẻ lại cho người mẹ nhờ mang thai hộ mà chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ BHXH cho đến lúc đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ hằng tuẩn/ nghỉ lễ, tết.
+ Người mẹ của đứa trẻ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng BHXH cho chế độ thai sản đến khi đưa con đã đủ 6 tháng tuổi.

3.3. Cách tính mức hưởng BHXH cho chế độ thai sản

- Mức hưởng 1 tháng sẽ bằng 100% mức trung bình lương tháng đóng BHXH của 6 tháng khi nghỉ thai sản;
- Mức hưởng BHXH cho 1 ngày đối với trường hợp nghỉ việc đi khám thai hoặc đối với NLĐ nam có vợ sinh con, sẽ bằng mức hưởng chế độ thai sản tháng chia cho 24 ngày;
- Đối với trường hợp NLĐ sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng thì trợ cấp 1 lần, cụ thể như sau: Mức trợ cấp 1 lần = 2 lần mức lương cơ sở;


>>> Xem cách tính mức hưởng/ hồ sơ/ thủ tục BHXH đối với chế độ thai sản