Tổng hợp các khoản không phải chịu thuế TNCN không nên bỏ qua

Thông thường các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN sẽ gồm có: các khoản chi phí về thuê nhà, chi phí về ăn trưa, những cái khoản trợ cấp,....

Trong bài viết dưới đây Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán sẽ chia sẻ chi tiết về các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN để bạn cùng nắm và lưu ý.

 
 

1. Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN, cần lưu ý

- Khoản đầu tiên, là các khoản phụ cấp, trợ cấp

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây được miễn thuế TNCN, cụ thể như sau:
+ Khoản phụ cấp khu vực đặc biệt và phụ cấp đặc thù ngành nghề;
+ Khoản phụ cấp lãnh đạo cấp cao, phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản tại vùng khó khăn;
+ Các khoản trợ cấp bảo trợ xã hội dành theo quy định đang hiện hành;
+ Các khoản phụ cấp an ninh, quốc phòng, các khoản hỗ trợ cho lực lượng vũ trang;
+ Các khoản trợ cấp cho người có công, ví dụ như: khoản trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định hiện hành;
+ Các khoản phụ cấp độc hại/ nguy hiểm: thường sẽ áp dụng cho các ngành nghề/ công việc có yếu tố độc hại, hoặc nguy hiểm;
+ Các khoản trợ cấp đặc biệt, cụ thể như: các khoản hỗ trợ hàng tháng, trợ cấp một lần cho các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, nhiệm vụ quốc tế, hoặc thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ;
+ Các khoản trợ cấp có liên quan đến bảo hiểm và lao động như: bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, mất việc, thất nghiệp, tử tuất, hưu trí, và các khoản trợ cấp khác theo Luật BHXH, Bộ luật Lao động;
+ Các khoản trợ cấp 1 lần

 


(*) Lưu ý:
Việc xác định các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời cũng sẽ giúp các công ty/ doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong quá trình kê khai cũng như là quyết toán thuế.

- Khoản thứ 2 là tiền thuê nhà, điện nước cũng như là các dịch vụ kèm theo

Theo quy định đang hiện hành thì tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ cho NLĐ được tính vào thu nhập chịu thuế nếu thoả mãn các điều kiện sau:

Tổng số tiền tính vào thu nhập chịu thuế không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị, không bao gồm khoản tiền thuê nhà, điện nước, và các dịch vụ kèm theo.

=> Quy định này áp dụng chung cho tất cả các trường hợp, không phân biệt việc người lao động được trả thu nhập từ một hay nhiều nơi.

- Khoản thứ 3 là chi phí VPP, công tác phí, điện thoại, trang phục

Theo quy định đang hiện hành một số khoản chi được khoán không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, cụ thể như sau:

+ Đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, đoàn thể, hội: mức khoán chi áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: VPP; công tác phí; tiền điện thoại; trang phục.

+ Đối với tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức quốc tế hoặc văn phòng đại diện.

+ Đối với tổ chức kinh doanh, văn phòng đại diện doanh nghiệp:
Mức khoán chi áp dụng theo nguyên tắc xác định thu nhập chịu
thuế TNDN, phù hợp với các quy định hiện hành.
 
 

- Khoản thứ 4, chi phí ăn trưa/ ăn giữa ca/ phụ cấp tiền ăn

Theo các quy định đang hiện hành, các khoản phụ cấp tiền ăn trưa, ăn giữa ca không tính vào thu nhập chịu thuế trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với trường hợp người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn như: tự nấu trực tiếp tại nơi làm việc; mua suất ăn cho người lao động; cấp phiếu ăn để NLĐ sử dụng.

+ Đối với trường hợp chi tiền ăn: nếu công ty/ doanh nghiệp chi tiền mặt cho NLĐ thay vì tổ chức bữa ăn, khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế với mức tối đa là
730.000 đồng/người/tháng.

- Khoản 5- phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác

Theo quy định hiện hành về phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác được áp dụng như sau:

+ Khoản phí hội viên:
Sẽ tính vào thu nhập chịu thuế nếu: có thẻ hội viên sân golf, sân quần vợt, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao... nếu thẻ ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng.

Sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế: trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi rõ tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân.

- Các khoản chi dịch vụ khác:
Sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế: nếu các khoản chi phục vụ nhu cầu cá nhân (chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thẩm mỹ...) nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng.

Sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế: nếu chi phí này được chi chung cho tập thể người lao động và không ghi rõ tên cá nhân.

 
 

- Khoản thứ 6, chi phí xe đưa đón nhân viên

Theo quy định hiện hành các khoản chi về phương tiện đưa đón nhân viên từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

(*) Lưu ý: Điều này áp dụng với các chi phí mà công ty/ doanh nghiệp chi trả để tổ chức đưa đón nhân viên tập thể, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.

- Khoản thứ 7, chi phí trả hộ tiền đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề

Theo quy định đang hiện hành các khoản chi trả hộ tiền đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động cũng không tính vào thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đầu tiên phải phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động;
+ Thứ 2, thuộc kế hoạch đào tạo được đề xuất và thực hiện bởi bên sử dụng lao động;

- Khoản thưởng nhân sự và các khoản lợi ích khác

2. Những câu hỏi thường gặp về các khoản không phải chịu thuế TNCN

Cho tôi hỏi mức phụ cấp cơm trưa hoặc là giữa ca làm theo quy định là bao nhiêu?

Trả lời: theo quy định hiê hành thì mức phụ cấp tối đa đối với cơm trưa hoặc là giữa ca là 730 nghìn/người/ tháng.

Cho tôi hỏi công ty tôi có trả phụ cấp nhà ở hàng tháng là 3 triệu thì khoản này có phải chịu thuế TNCN hay là không?

Trả lời: khoản phụ cấp thuê nhà sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tối đa là 15% chưa bao gồm tiền phụ cấp thuê nhà.

>>> Liên hệ ngay với Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán qua
HOTLINE: 0916.636.419 để được tư vấn/ hỗ trợ thêm nhé!!!